Việc làm cho sinh viên hiện nay khá đa dạng do nhu cầu tuyển thực tập sinh, tuyển việc làm hay các công việc đơn giản của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không ít bạn sinh viên do tiếp nhận nguồn thông tin không uy tín nên rơi vào tình trạng mất tiền mà không tìm được việc làm. Cùng đọc bài viết dưới đây để tránh bị mắc lừa khi tìm việc.
Quá nhiều trang tìm việc, quá nhiều loại công việc tạo cho những nhà tuyển việc làm bất chính nghĩ ra hàng nghìn mánh lừa trong ma trận việc làm. Những kẻ lừa đảo này thường hướng đến sinh viên do nhu cầu tìm việc của đối tượng này rất lớn và bản thân họ còn rất ít kinh nghiệm tìm việc nên dễ xa bẫy hơn.
(Coi chừng bị lừa đảo khi tìm việc làm)
Những mánh lừa phổ biến trong tuyển dụng việc làm cho sinh viên
1. Yêu cầu nộp phí đầu vào và các khoản phí không tên.
Đây là chiêu thức phổ biến nhất hiện nay. Ban đầu, người tìm việc yêu cầu phải nộp phí gọi là phí tuyển dụng dù không chắc là có tìm được việc hay không. Mức phí này giao động từ 100 nghìn đến 500 nghìn. Khi đến nhận việc, người tìm việc lại phải đóng thêm rất nhiều khoản phí khác: phí đặt cọc (phí ứng trước) để cam kết về công việc đã làm, phí môi giới khi nhận việc thành công, phí “thu nhập cá nhân” (bất kể bạn đã nhận được thu nhập hay chưa) … Mánh lừa này đã lừa không ít những bạn sinh viên cả tin khi năm lần bảy lượt nộp tiền cho nhà tuyển dụng ma với lời hứa hẹn suông không có giấy tờ cam kết.
(Không ít những bản trẻ bị lừa tiền kiểm này)
Rõ ràng trong những yêu cầu tuyển dụng được thổi phồng kiểu như đánh máy 2h thu nhập 300.000 đồng, bán vé máy bay theo ca đảm bảo thu nhập 4 triệu/tháng … Thực tế, đánh máy 2h dạng capcha để nhận được lương bạn phải đảm bảo phải hoàn thành 500 – 700 capcha để nhận mức lương cam kết. Hạn mức này vượt xa khả năng trung bình của người đánh máy nên gần như nhận việc mà các bạn sinh viên đều phải bỏ cuộc. Hay như công việc bán vé máy bay được ghi trên thông tin tuyển dụng thì thực tế là công việc đi bán nước. Nhà tuyển dụng yêu cầu thử thách áp lực “công việc phụ” trước khi được nhận việc chính thức. Công việc phụ lại phải làm xa khu vực ngoại thành xa trung tâm thành phố, xa nơi học tập nên dù rất muốn làm việc mà các bạn sinh viên cũng sớm phải từ bỏ vì chi phí đi lại và công sức bỏ ra không tương xứng với mức lương.
3. Những lưu ý để không dễ bị mắc lừa khi tìm việc
Những va vấp khi bước vào thị trường việc làm là không tránh khỏi khi bạn là người mới. Để tránh phải trả “học phí đắt” bạn hãy đọc kỹ những lưu ý dưới đây để tỉnh táo trong quá trình tìm việc làm cho mình.
4. Tìm kiếm công việc đáng tin cậy.
Những công việc đáng tin cậy thể hiện ở nguồn tiếp nhận thông tin uy tín và chất lượng công việc bạn nhận được về sau. Nếu bạn tình cờ nhận được thông tin tuyển dụng ở cột điện, tờ rơi ở siêu thị với những thông tin không đầy đủ thì những công việc đó dễ là công việc trôi nổi và kém chất lượng. Bạn nên tìm các công việc ở những nơi uy tín như hội chợ việc làm, trung tâm giới thiệu việc, các website nhà tuyển dụng uy tín … Đáng chú ý là những trung tâm giới thiệu việc làm quá ngóc ngách, không có địa điểm cố định, trang bị tạm bợ, chỉ có một vài nhân viên … thì là điểm đến không đáng tin cậy mà bạn có thể bỏ qua ngay lập tức để tránh mất thời gian của bản thân.
(Hãy tìm kiếm việc làm từ những nguồn uy tín)
4. Không dễ tin vào những lời quảng cáo phóng đại hay những công việc mập mờ không rõ ràng.
Những lời quảng cáo giật tít câu view kiểu như không cần kinh nghiệm đảm bảo lương 7-8 triệu… hãy tập cho mình thói quen đặt nghi vấn cho những điều bất thường. Đối với những công việc không rõ ràng, bạn không biết chính xác việc bạn sẽ làm là gì, bao giờ bắt đầu … thì bạn cũng có quyền được hoài nghi. Chiêu lừa đảo của những trung tâm bịp là mượn danh của công ty nổi tiếng để dựa vào danh tiếng của họ đánh bóng cho trung tâm mình. Những bạn thử nghĩ xem liệu công ty lớn có cần đến trung tâm nhỏ này không?
5. Không dễ dàng chi trả những khoản phí khi mới chỉ tìm việc.
Đối với các việc làm chính thống gần như bạn sẽ không phải trả khoản phí nào trong quá trình nộp đơn, phỏng vấn. Nếu đơn vị tuyển dụng yêu cầu bạn đóng phí như phí hồ sơ, phí đặt cọc, phí xét tuyển … thì bạn có quyền yêu cầu họ giải trình chi tiết về các khoản phí và đảm bảo hoàn tiền khi bạn không trúng tuyển. Để chắc chắn hơn bạn cần yêu cầu giấy tờ về hợp đồng lao động hay những cam kết mà công ty đưa ra khi bạn nộp tiền. Những cam kết và hợp đồng lao động giúp bạn được đảm bảo quyền lợi hợp pháp nếu có vấn đề xảy ra.
6. Đừng bị lừa bởi những yêu cầu vô lý không có cam kết.
Tâm lý của các bạn trẻ là muốn nhanh chóng tìm được việc. Chính bởi vậy, nhà tuyển dụng ma thường đưa ra các chiêu dụ khiếu mại nghe rất hợp tình như nộp phí sớm khuyến mại nhiều, đi theo nhóm sẽ được giảm % … Những lời thúc giục sắp hết hạn hồ sơ, sớm nộp phí giữ chỗ đã lừa được không ít những bạn sinh viên cả tin. Những cam kết chỉ bằng miệng không có giấy tờ thì bạn càng không nên tin.
Cơ hội việc làm cho sinh viên trong thời đại ngày nay không thiếu. Từ việc gia sư, các công việc thời vụ ngày lễ tết … hay trở thành thực tập sinh từ năm thứ 3 cho các công ty lớn đều là những cơ hội tốt để các bạn trải nghiệm và kiếm thêm thu nhập cho mình. Tuy nhiên những công ty lừa đảo về tuyển dụng, những mánh lừa của họ cũng đa dạng không kém. Vì vậy hãy đừng nói vội, bạn nên cẩn thận và đọc kỹ những lưu ý trên đây để không dễ bị mắc lừa.
0 nhận xét:
Post a Comment